Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã có từ cách đây hơn 200 năm. Ban đầu, do đánh bắt được nhiều cá nhưng tiêu thụ không hết, ngư dân đã nghĩ ra cách bảo quản cá bằng muối, sau đó tiếp tục sáng tạo ra phương pháp ủ lấy nước mắm. Ở Phú Quốc, người dân chủ yếu sử dụng cá cơm làm nước mắm để có độ đạm cao, hương vị thơm ngon, màu đẹp hơn các loại cá khác.
Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc như sau:
-
Chuẩn bị nguyên liệu: gồm các loại cá cơm (cá cơm than, cá cơm đỏ, cá cơm phấn chì, cá cơm sọc tiêu,...) được đánh bắt ở vùng biển Kiên Giang và Cà Mau. Muối sử dụng để ướp cá là muối biển, có hàm lượng tạp chất thấp và được lưu kho tối thiểu 3 tháng để giảm vị chát;
-
Làm chượp: người dân đánh bắt, làm sạch cá cơm và ướp muối ngay trên tàu ở ngoài khơi nhằm đảm bảo nguyên liệu được tươi ngon;
-
Ủ chượp: khi tàu cá cập bến, chượp (là hỗn hợp cá ướp muối) được chuyển vào các thùng gỗ lớn để ủ theo bí kíp truyền thống. Sau 12 - 15 tháng, các chượp được ủ sẽ cho ra nước mắm Phú Quốc thành phẩm với màu cánh gián đặc trưng.
Với quy trình sản xuất kỳ công, nước mắm Phú Quốc có mùi thơm dịu, độ sánh vừa phải, vị béo tự nhiên và rất kích thích vị giác. Ngay khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, ngọt thanh nơi đầu lưỡi